Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Uống nhiều nước ngọt càng dễ hư men răng

Các loại nước uống có chứa cola phá hủy men răng cao gấp 10 lần so với các loại nước trái cây ép chỉ trong vòng 3 phút đầu tiên sau khi uống.


>> sâu răng đến tủy
>> bị đau răng sâu
>> trẻ em bị sâu răng sữa

Một nghiên cứu mới của trường nha khoa thuộc Đại học Southern Illinois, Mỹ, cho thấy việc uống nước ngọt trong một thời gian dài sẽ làm mòn một lượng lớn men răng.

Theo các chuyên gia, nhiều người chỉ lo lượng đường cao trong nước ngọt làm cho họ bị béo phì, mà không nghĩ rằng độ acid cao trong những thức uống đó sẽ phá hủy men răng.

Ảnh hưởng tai hại của những thức uống đó đối với men răng được xác định là do hàm lượng cao của acid citric và/hoặc acid phosphoric gây ra.

RC Cola có tính acid cao nhất


Nhóm nghiên cứu đã xem xét độ pH của 20 loại nước giải khát trên thị trường, căn cứ vào thang độ pH: chỉ số 7 là trung bình, trên 7 là có tính kiềm, và dưới 7 là có tính acid - và sẽ ăn mòn men răng.

Những lát men lấy từ răng mới nhổ được các chuyên gia bỏ vào trong nước ngọt các loại trong 48 giờ. Kết quả cho thấy Coke, Pepsi, RC Cola, Squirt, Surge, 7 Up và Diet 7 làm mất 5% khối lượng men răng, trong khi các loại thức uống khác phá hủy men răng với tỉ lệ 1,6% - 5%.

Ông Kenton Ross, phát ngôn viên Viện nha khoa tổng quát (Mỹ), cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy RC Cola là loại nước giải khát có tính acid cao nhất, với độ pH là 2,387". Đứng vị trí thứ hai và ba lần lượt là Cherry Coke (pH = 2,522) và Coke (pH = 2,525).

Trong khi đó, "root beer" (một thức uống không chứa cồn, có hương vị rễ cây) có độ acid thấp nhất trong tất cả các loại nước giải khát, với độ pH = 4,038 cho loại mang nhãn hiệu Mug.

Nghiên cứu cũng cho thấy những thức uống không có cola có độ acid yếu hơn thức uống có cola nhưng lại làm mòn men răng mạnh hơn. Ông Ross nói: "Acid citric có tính ăn mòn mạnh nhất và lại có nhiều hơn trong thức uống không có chứa cola. Nói chung, điều cần chú ý là tất cả các loại nước ngọt đều có độ acid đủ để làm mòn men răng".

Nghiên cứu cũng cho thấy nước cam ép và các loại thức uống dành cho giới thể thao cũng có hại cho men răng.

Theo ông Richard Adamson, cố vấn khoa học của Hiệp hội Nước giải khát Hoa Kỳ, không ai có thể uống nước ngọt liên tục trong suốt hai ngày liên tiếp, nhưng tác động ăn mòn men răng xảy ra ngay khi bạn uống và tăng lên theo thời gian.

Ông nói: "Nhân tố bảo vệ mạnh nhất trong miệng bạn chính là nước bọt. Nó có tác dụng làm loãng acid và đóng vai trò chất đệm giữa thức uống và răng".

NHỮNG CÁCH TRỊ SÂU RĂNG TẠI NHÀ CỰC NHANH CHỈ SAU 5 PHÚT


Những cơn đau nhức răng hoành hành mà bạn chưa thể đến trung tâm nha khoa thì hãy áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà cực nhanh hiệu quả chỉ sau 5 phút. Hãy áp dụng ngay những nguyên liệu rẻ tiền ngay trong căn bếp nhà bạn để xóa tan những cơn đau nhức khó chịu.



1. Cách trị sâu răng tại nhà bằng cách dùng đá chườm


Dùng nước đá chườm chỗ đau là cách trị sâu răng tại nhà nhanh và đơn giản nhất. Chỉ cần lấy một túi đá áp vào bên má đau nhức. Hiệu quả của đá lạnh nằm ở chỗ sẽ kích thích đến các dây thần kinh cảm giác xung quanh răng làm dịu cơn đau nhanh chóng.
2. Cách trị sâu răng tại nhà bằng cách dùng chanh tươi


Chanh là một loại quả có nhiều axit và vitamin C giúp kháng khuẩn, diệt khuẩn. Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh bôi lên răng, như vậy các cơn đau răng do sâu sẽ giảm bớt bởi vi khuẩn được ức chế.

Một lưu ý nhỏ cho bạn khi áp dụng cách trị sâu răng tại nhà bằng nước cốt chanh đó là, chanh có tính axit bào mòn men răng rất cao nên bạn chỉ nên hạn chế thực hiện 1-2 lần/ngày nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng răng ê buốt do mòn men.
3. Cách trị sâu răng tại nhà nhờ lá trà xanh


Nước lá trà xanh không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe, ngoài ra lá trà xanh có tác dụng giảm sưng đau hiệu quả, không chỉ tốt cho nướu mà còn có tác dụng với răng sâu. Đơn giản bạn chỉ cần súc miệng với nước lá trà xanh hàng ngày sau mỗi bữa ăn thôi.
4. Cách trị sâu răng tại nhà đắp tỏi và gừng tươi

Trong tỏi có chứa nhiều thành phần, một trong số đó là allicin có tác dụng xoa dịu cơn đau, trong khi gừng có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Hơn nữa cách trị sâu răng tại nhà từ 2 nguyên liệu này lại rất đơn giản, chỉ cần lấy một nhánh tỏi tươi hoặc một nhánh gừng bỏ vỏ và giã nát cùng với một nhúm muối. Có thể dùng bông chấm lên chỗ đau hoặc cắn trực tiếp tép tỏi vào chỗ răng đau. Cơn đau răng sẽ được dịu đi ngay tức thì.

Bạn có thể duy trì cách làm này ngày 2-3 lần, bạn sẽ thấy cơn đau răng sâu giảm đi rõ rệt. Gừng và tỏi rất lành tính nên bạn có thể áp dụng cách trị sâu răng tại nhà này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

Nguyên nhân và tác hại của răng cửa mọc chậm bạn cần biết

Răng cửa mọc chậm có thể gây ra những vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với việc điều trị vất vả và phức tạp về răng miệng và chỉnh nha về sau thì nên quan tâm đến việc răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân, cho con cái và những người xung quanh.


>> Răng sâu chỉ còn chân phải làm sao
>> Răng sâu nhiều có nên trám không

1. Khái quát về răng cửa mọc chậm

Tình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp, có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh không nhận biết được. Răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.


Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa trường thành. Và thường thì răng cửa trường thành hàm trên luôn mọc chậm hơn so với răng cửa trường thành hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.

Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu, không đều.

2. Những nguyên nhân dẫn đến chậm mọc răng cửa

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến hiện tượng răng cửa mọc chậm. Trong thành phần dinh dưỡng thiếu canxi và các yếu tố giúp hệ xương, răng phát triển bị thiếu hụt. Các loại thực phẩm dùng hàng ngày không đa dạng, các nhóm thực phẩm không được cân bằng là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến sự mọc răng của trẻ. Trẻ bị còi xương thì nguy cơ răng mọc chậm cũng sẽ khá lớn.

3. Tác hại của răng cửa mọc chậm

Răng cửa mọc chậm trong nhiều trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với những tác hại khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng có thể gặp phải là tạo lên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nặng nhất có thể khiến chho khuôn mặt bị biến dạng.

Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn sơ với các răng cối thì co thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng mặt phát triển dẫn đến các răng buộc phải mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào.

Do đó, để có hàm răng đều đặn, đúng tỷ lệ, không bị sai lệch thì điều quan trọng nên làm là chú ý đến sự mọc răng sớm, quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.

Nguyên nhân và những biểu hiện của bệnh viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh răng miệng khá phổ biến. Nếu biết được những biểu hiện của bệnh viêm chân răng và có cách hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm cho bệnh không còn đáng sợ như bạn nghĩ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biểu hiện của bệnh.

>> niềng răng cho trẻ em giá bao nhiêu

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm chân răng


Viêm chân răng hay còn gọi là bệnh lý nha chu. Đây là liên quan đến các tổ chức quanh răng. Khị bị viêm chân răng thì khả năng tất cả các tổ chức quanh răng bị viêm là rất lớn.

Bệnh này phát sinh chủ yếu do các loại vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu phối hợp gây ra. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, sẽ làm nảy sinh những điều kiện và tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn này phát triển và gây bệnh.

2. Các biểu hiện của bệnh viêm chân răng

Biểu hiện của bệnh viêm chân răng ban đầu thường không rõ ràng và khó nhận biết. Thậm chí, những triệu chứng viêm chân răng còn không biểu hiện, khi bùng phát nặng mới thấy có những thay đổi nhỏ thì khi đó hỗ trợ điều trị đã trở nên khó khăn.

Ban đầu, bệnh chỉ biểu hiện của sự viêm nướu, với các biểu hiện của bệnh viêm chân răng như sau: Chảy máu lợi, sưng lợi, lợi bị đau và sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các dấu hiệu của viêm chân răng cũng nặng hơn và thường được gọi là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu chân răng để chỉ mức độ nặng của bệnh đã lan ra cả tổ chức quanh răng.


Biểu hiện bệnh viêm chân răng lúc này không chỉ ở nướu mà vị trí sang thương có xuất hiện túi nha chu, có hiện tượng tiêu xương ổ răng, khiến răng dần bị lung lay dần.

3. Các biểu hiện của bệnh viêm chân răng có nguy hiểm không?


Nếu được phát hiện sớm và kịp thời các biểu hiện của bệnh viêm chân răng thì sẽ hỗ trợ điều trị có hiệu quả cao. Khi có những dấu hiệu ban đầu như sưng nướu, đỏ nướu và hơi đau mà được khám và hỗ trợ điều trị kịp thời thì không có bất cứ biểu hiện nào khác về sau. Nhưng để càng lâu thì bệnh càng nguy hiểm.

Khi bệnh đã biến chứng sang giai đoạn 2, các triệu chứng như chảy máu chân răng, có túi mủ thì rất khó để hỗ trợ điều trị. Bệnh lúc này sẽ nguy hiểm đối với không chỉ răng mà còn với các tổ chức xung quanh răng, thậm chí làm tiêu xương ổ răng dẫn đến mất răng,…

Mất răng chính là hậu quả đáng nói của bệnh nha chu. Sau khi răng mất là hàng loạt các vấn đề kéo theo như viêm nhiễm sâu hơn, tiêu xương ổ răng,… Bởi vậy, hỗ trợ điều trị sớm bệnh viêm chân răng là rất cần thiết và quan trọng.

Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt là lấy cao răng và chăm sóc nướu định kỳ. Chỉ cần không có cao răng, nướu không bị viem, không chứa ổ vi khuẩn thì chân răng sẽ không bao giờ bị viêm.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về các vấn đề răng miệng, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa KIM để được tư vấn miễn phí

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không?

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng răng miệng thực tế của bé. Nhiều bậc cha mẹ thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng răng sữa không quan trọng bởi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn. Nhưng trên thực tế thì ngược lại răng sữa góp phần hình thành một hàm răng đẹp sau này, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nhổ răng sữa an toàn cũng cần được quan tâm.



Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không?

Để biết được có nên nhổ răng sữa cho trẻ không cần qua sự thăm khám cụ thể của nha sỹ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên nhổ răng cho trẻ.

- Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.

- Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.

- Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.


Tất cả các bệnh lý mà bé mắc phải cần được thông báo cụ thể nhất cho nha sỹ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Khi bé được 18 tháng tuổi trở lên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng như bệnh lý hay lệch lạc để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau

Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau tốt nhất là cần có sự can thiệp của nha sỹ. Có khá nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay với phương pháp dân gian mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.

Trên thực tế, việc duy trì răng sữa đầy đủ sẽ đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm, giúp bé phát âm chính xác và tròn tiếng hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trong thời kỳ bé tập ăn. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ xem có nên nhổ răng sữa cho trẻ không.

Trám răng bị sâu khác gì trám răng thường?

Trám răng sâu thường được áp dụng trong trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng khi đã tạo thành lỗ sâu trên thân răng và bề mặt nhai nhằm tái tạo lại hình dáng ban đầu cho răng cũng như trám bít hạn chế vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Trong khi đó, trám răng thẩm mỹ lại là giải pháp hiệu quả trong các trường hợp răng bị vỡ, mẻ, răng bị mòn men hoặc răng xỉn màu mà không thể tẩy trắng theo phương pháp thông thường.



Trong nha khoa thì hàn trám được coi là một trong những kỹ thuật phổ biến nhất nhằm khắc phục tình trạng răng sâu, răng chấn thương hoặc đem lại tính thẩm mỹ cho hàm răng xỉn màu. Vậy trám răng bị sâu khác gì so với trám răng thẩm mỹ và các phương pháp này thường được áp dụng khi nào. Một số thông tin dưới đây hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn một phương phám trám khi bị sâu răng phù hợp.



Nếu như trám răng thẩm mỹ thường sử dụng vật liệu trám composite bởi màu sắc tự nhiên như răng thật thì trám răng sâu có thể áp dụng cả chất liệu composite lẫn amalgam. Amalgam thường được sử dụng để trám răng hàm do có độ chịu lực và chịu mòn khá tốt nên không bị bong tróc khi tác động bởi lực nhai mạnh so với composite.
Trám răng bị sâu khác gì trám răng thường?

Về cơ bản, trám răng bị sâu quy trình cũng tương tự như trám răng thẩm mỹ, tuy nhiên trước khi tiến hành trám, vùng răng bị sâu sẽ được làm sạch tức là nạo sạch vết sâu để ngăn mầm mống vi khuẩn phát triển trở lại.

Quy trình trám răng thường được tiến hành trước tiên với thao tác làm sạch vết sâu bằng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Tiếp theo, bề mặt men răng ở vùng đáy lỗ sâu được làm sạch bằng một loại dung dịch acid gọi là etchant hay etching nhằm duy trì một bề mặt nhám ở mức độ hiển vi và một bề mặt đủ ẩm ở toàn bộ bề mặt đáy vùng nhận chất hàn. Chất trám composite được gắn dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding.

Composite nha khoa được đưa và từng lớp một cách từ từ để tái tạo vùng khuyết của mô răng, các lớp composite sau sẽ cứng lại và kết dính với lớp composite trước bằng phản ứng polimer hóa từ các hạt monomer dưới tác dụng của ánh sáng Halogen gọi là phản ứng quang trùng hợp trong vòng 20-40 giây.

Đối với chất liệu amalgam thì thao tác trám trước tiên nha sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và trám một lớp bảo vệ lên trên. Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

Amalgam và composite là các vật liệu trám còn mềm khi mới đưa vào răng, sau đó mới cứng lại, vì vậy nên thích hợp với các xoang trám không lớn. Khi răng bị sâu quá nhiều, phần răng không sâu còn lại ít thì nha sĩ có thể sẽ gắn vào răng một miếng trám đã được đúc cứng sẵn. Kĩ thuật trám răng bị sâu gián tiếp hay còn gọi là Inlay hoặc Onlay, bác sĩ nha khoa sẽ tạo xoang trám trong chiếc răng của bệnh nhân, đúc miếng trám ở bên ngoài rồi mới trực tiếp gắn trở lại trên răng.

Hàn trám răng đòi hỏi bác sỹ cần có tay nghề cao với một công nghệ hiện đại nếu không sẽ khiến vật liệu khó bền trên răng và không đúng tạo hình như mong muốn. Le.Max được coi là giải pháp trám răng tiên tiến nhất hiện nay. Với công nghệ mới, quy trình hàn trám được rút ngắn thời gian tối đa, hạn chế xâm lấn đến răng, không gây ê buốt hoặc đau nhức trong và sau quá trình trám. Le.Max giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu.

Mẹo loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu chỉ trong 2 phút

Hơi thở khó chịu khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Nguyên nhân gây ra có thể do bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc do mắc một số bệnh. Nhưng đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể xử lí được chúng bằng những cách dưới đây:



Đánh răng thôi chưa đủ để làm sạch bên trong miệng như chúng ta từng nghĩ. Hơi thở khó chịu có thể xuất phát từ những vi khuẩn bám trên bề mặt lưỡi và bên trong khoang miệng nữa đấy.

Để loại bỏ hoàn toàn mùi hơi thở khó chịu, bạn nên vệ sinh lưỡi ngay sau mỗi khi đánh răng. Cùng với chiếc bàn chải chuyên dùng làm sạch lưỡi bạn sẽ không mất quá 2 phút để giải quyết vấn đề rắc rối này đâu nhé!

Việc dùng tăm để loại bỏ thức ăn thừa lâu dần sẽ khiến kẽ răng thưa hơn. Lúc này, thức ăn càng dễ bị mắc kẹt và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên mùi hôi miệng.


Hơn nữa, tăm có thể làm tổn thương nướu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu đấy.

Thay vì dùng tăm, bạn hãy luôn trang bị bên mình chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng tốt hơn và loại bỏ mùi hơi thở.

Hòa một lượng baking soda với nước cho có độ sệt rồi dùng để đánh răng như bình thường.

Việc làm này sẽ giúp răng trắng sáng hơn, các hoạt chất có trong baking soda cũng giúp khử mùi hôi do vi khuẩn gây ra rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện chúng 1-2 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nước bọt tiết ra không chỉ có tác dụng làm trôi thức ăn, mảng bám và sản sinh ra các enzym diệt khuẩn.

Khi miệng khô nước bọt sẽ ít được sản xuất tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và trú ngụ bên trong khoang miệng gây ra mùi hôi.

Thói quen ăn đêm không chỉ khiến cân nặng tăng vọt lên mà còn có thể khiến bạn gặp rắc rối với hơi thở đấy.

Ăn vào lúc này làm gia tăng mảng bám do thức ăn thừa còn sót lại. Do đó, bạn nên ăn trước khi ngủ khoảng 1 giờ và làm sạch răng miệng sau khi ăn nhé!

Những thức uống này làm thay đổi môi trường bên trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn nếu vệ sinh răng miệng không kĩ.

Để tránh được hoàn toàn những rắc rối vì mùi hơi thở khó chịu bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn đồ uống ngay thôi!

Cách phục hình răng cửa bị vỡ, mẻ nhanh, hiệu quả nhất

Phục hình răng cửa bị vỡ, mẻ, hay một khiếm khuyết nào đó là điều cần thiết trước tiên để nhanh chóng lấy lại tính thẩm mỹ cho hàm răng, và chức năng ăn nhai cho răng cửa. Nhưng nên phục hình răng cửa xấu bằng cách nào là tốt nhất để có được hiệu quả như mong muốn. Những thông tin sau đây hy vọng sẽ mang lại cho bạn những quyết định sáng suốt nhất nếu đang muốn phục hồi răng bị vỡ mẻ.

>> đau răng nổi hạch
>> sâu răng hàm dưới

1. Phục hình răng cửa bị vỡ, mẻ phương pháp nào tốt?


Nếu như cần lựa chọn một phương pháp phục hình răng cửa bị vỡ, mẻ tốt nhất, thậm chí mẻ răng hàm, vỡ răng hàm…bạn đừng quên sẽ có hai cách hữu hiệu để bạn tham khảo đó là bọc răng sứ và trám răng. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào hợp lý để mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì cần có sự cân nhăc kỹ lưỡng và hướng dẫn chi tiết từ bác sỹ.


Trong nha khoa, với trường hợp răng bị vỡ, mẻ răng hàm, răng cửa…thì hàn trám, bọc sứ hoặc dùng mặt dán sứ Veneer là những phương pháp phổ biến nhất. Mỗi phương pháp phục hình răng cửa này có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng với những răng bị vỡ, mẻ ở mức độ lớn thì bọc sứ luôn là giải pháp được ưu tiên hàng đầu bởi nó đảm bảo độ bền chắc tốt nhất, đặc biệt là khi ăn nhai mạnh.

Hàn trám răng bị vỡ tuy là phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để có một hàm răng đẹp nhưng do hạn chế bởi chất liệu trám là composite mà phục hình răng cửa bị vỡ không mang lại hiệu quả lâu dài, đặc biệt là đối vỡi vết mẻ lớn. Vật liệu trám sau một thời gian sẽ có xu hướng trượt khỏi bề mặt trám, bong tróc và xỉn màu, do đó hàn trám chỉ có thể duy trì được 2-3 năm bạn sẽ cần đi hàn trám lại. Mặt dán sứ Veneer mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho hàm răng thưa, mẻ nhưng với độ mỏng 0,5mm bạn cần hết sức thận trong khi ăn nhai cũng như chăm sóc răng miệng.

2. Phục hình răng cửa bằng bọc sứ nghĩa là gì?


Bọc sứ là một giải pháp phục hình răng cửa và vỡ răng hàm hàng đầu mà bác sỹ KIM khuyên bạn nên sử dụng nếu chỗ mẻ vỡ lớn. Đây là cách dùng một mão sứ chế tạo sẵn tương thích với dấu răng của bạn và chụp răng sứ lên phần thân răng cũ từ rìa cắn đến sát viền nướu để đảm bảo thẩm mỹ cũng như ăn nhai như răng thật.

Phương pháp này tuy cần mài răng, có gây ê buốt một chút nhưng có độ bền chắc khá lâu từ 5-10 năm hoặc 15-20 năm tùy thuộc vào từng loại răng sứ.

Răng sứ sau khi bọc đảm bảo có màu sắc tự nhiên, trong bóng như răng thật, sát khít viền nướu, giúp bạn ăn nhai hoàn toàn bình thường mà không gây nên cảm giác cộm cấn khó chịu so với trám răng bị vỡ.

Răng sữa bị sâu có nên hàn lại không?

Răng sữa bị sâu có nên hàn lại hay không là lo lắng của rất nhiều bà mẹ trẻ khi có con bị sâu răng sữa. Để giúp các bạn giải đáp được răng sữa bị sâu phải làm sao để khắc phục hiệu quả, mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây xem sao nhé.



1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị sâu

Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt cùng với men và ngà răng sữa có sức đề kháng với sâu răng kém hơn răng vĩnh viễn, nên tình trạng răng sữa bị sâu rất dễ xảy ra.

Có thể bạn chưa biết, nếu răng sữa mất sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng bị xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này, nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.


Bên cạnh đó, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.

Ở trẻ em, nếu có răng sữa bị sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi.

2/ Phương pháp khắc phục răng sữa bị sâu hiệu quả
Rõ ràng, răng sữa bị sâu vẫn cần thiết phải hàn trám như răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi các cháu, các kết quả khám để quyết định xem có cần hàn, điều trị hay có thể nhổ luôn. Có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn.

Một phương pháp phổ biến để trám răng cho trẻ là dùng chất trám bít với nhựa composite hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.

Mọi thông tin chi tiết về răng sữa bị sâu có nên hàn hay không cũng như các vấn đề làm răng thẩm mỹ khác, bạn có thể liên hệ ngay với Nha Khoa KIM để được các chuyên gia, bác sĩ giải đáp chi tiết cho bạn.

Niềng răng trẻ em và những điều cơ bản cần biết

Niềng răng trẻ em là vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu tâm chú ý để giúp hàm răng của trẻ đều đặn chắc khỏe về sau này. Sau đây là nh vấn đề cơ bản nhất để phụ huynh tham khảo trước khi quyết định niềng răng cho trẻ.



1. Niềng răng trẻ em có cần thiết?

Nếu hàm răng vĩnh viễn có những sai lệch thì khi trưởng thành vấn đề đầu tiên mà trẻ có thể phải trải qua đó là tâm lý mặc cảm, tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ cùng các mối quan hệ, tiếp xúc và giao lưu hàng ngày theo hướng tiêu cực, khép kín.

Hàm răng sai lệch đồng nghĩa với khớp cắn không đảm bảo tỷ lệ chuẩn. Khi đó, bé có thể sẽ phải trải qua những khó khăn trong ăn nhai, tạo lực nghiến cũng như là những trục trặc với khớp hàm và khớp thái dương. Cho nên, nếu có thể niềng răng trẻ em được thì có thể khắc phục được sớm những vấn đề kể trên khi bé trưởng thành.


2. Thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ em?

Niềng răng là kỹ thuật tác động làm thay đổi vị trí, thế và chiều răng cũng như là xương hàm. Răng và xương hàm chỉ đáp ứng tốt nhất với những tác động thay đổi này khi còn non, chưa cứng chắc và ổn định. Vì thế, nên tiến hành niềng răng trẻ em từ sớm để đạt được kết quả tốt và nhanh nhất.

Thời điểm trẻ có thể niềng răng bắt đầu từ 6 -7 tuổi, ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên được thay thế. Niềng răng lúc này mang tính chất định hình khuôn răng và duy trì cho đến khi hàm răng được thay đầy đủ. Nhờ có sự định hình này mà những chiếc răng khi mọc lên sẽ ở đúng vị trí với thế và chiều răng chuẩn hơn. Nếu có những sai lệch bất thường nào sẽ được phát hiện để điều chỉnh ngay nên cho hiệu quả rất nhanh chóng.

3. Khí cụ niềng răng cho trẻ em có gì khác biệt?

Niềng răng cho trẻ em có nhiều điểm đặc biệt, khác với ở người lớn. Đặc biệt là về mặt khí cụ sử dụng. Nếu niềng răng ở người lớn thường chỉ phải dùng đến những khí cụ chính và phổ biến như mắc cài cho trường hợp nặng và khay niềng Invisalign (niềng răng trong suốt) cho trường hợp nhẹ thì ở niềng răng trẻ em có thể dùng mắc cài cũng có thể dùng hàm tháo lắp.

4. Niềng răng cho trẻ em có cần đến bác sỹ giỏi không?

Ở mỗi độ tuổi, niềng răng lại có những khó khăn và trở ngại riêng cần đến khả năng xử lý tốt của bác sỹ. Tuy răng răng và hàm ở trẻ em có thể dễ điều chỉnh hơn so với người trưởng thành nhưng không có nghĩa là niềng răng trẻ em sẽ đơn giản hơn.

Viêm tủy răng – Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Khi trẻ gặp các bệnh lý về viêm tủy răng sữa các bậc phụ huynh thường khá chủ quan và cho rằng sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng răng miệng của trẻ.



Trên thực tế một số bệnh lý về tủy răng sữa nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng và để lại hậu quả đáng tiếc về sau. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đặc biệt là cách điều trị tủy răng ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để đề phòng bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì?

Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.

Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.


Nguyên nhân của bệnh viêm tủy răng ở trẻ là gì?

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương. Nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.

Viêm tủy răng ở trẻ em để lại biến chứng gì?

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy cấp, sau đó sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.

Mặt khác những hoại tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng…

Biến chứng nặng nhất mà viêm tủy có thể gây ra là trẻ bị mất răng, nếu răng của bé được nhổ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn hay sức khỏe răng miệng về sau.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, việc điều trị tủy răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ cũng là một trong những kỹ thuật phức tạp, mất thời gian, và đòi hỏi bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Với những trường hợp viêm tủy nhưng chân răng vẫn khỏe, bác sĩ thực hiện lấy đi những mô tủy bị tổn thương để bảo tồn tủy chân răng chưa bị nhiễm trùng. Sau đó sẽ trám bít lại ống tủy và răng sâu, kéo dài tuổi thọ cho răng của bé.


Xuyên suốt việc điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là cần thiết phải giữ lại tủy, giữ răng sữa không phải nhổ sớm. Bởi vì, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.Vì thế khi trẻ bị viêm tủy, nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện nha khoa uy tín để điều trị sớm cho trẻ, phòng các biến chứng nguy hiểm khác gây hại cho răng và sức khỏe của bé về sau.

Sâu răng bị chảy máu

Xử lý như thế nào khi sâu răng bị chảy máu. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.





Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám trong thức ăn. Nếu các mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn và axit có trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng, gây xói mòn răng. Biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng, lâu dần sẽ tiếp cận và phá hủy ngà răng. Điều này lý giải tại sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.


Vết sâu nếu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích, gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến nhằm chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng sâu răng chảy máu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.

Trên thực tế, bạn chỉ có thể phòng ngừa việc sâu răng và chảy máu chân răng từ trước khi chúng phát sinh. Giải pháp tốt ở đay là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng là việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ đúng cách, nhất là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.

Khi tình trạng sâu răng chảy máu đã xảy ra, bạn cũng chỉ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu hoặc hạn chế:

+ Sử dụng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu

+ Ăn nhai tránh vị trí sâu răng chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

+ tránh đồ ăn cay nóng, dai và không nhai bằng răng sâu đang bị chảy máu.

+ Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch nhằm bổ sung vitamin C để làm dịu nướu.

+ Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất đường – tác nhân khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra, bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Bởi đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn điều trị lâu dài sâu răng chảy máu cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.

Chính vì vậy, tốt là bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị lâu dài nhất.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn hay răng số 8 trong nha khoa thường được khuyến cáo nhổ bỏ trước khi nó gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là những răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm.



Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều cần nhổ bỏ, chỉ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.


Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.

Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Bạn nên tìm hiểu nhổ răng số 8 ở Nha Khoa KIM trước khi thực hiện.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Nha Khoa KIM, với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Những biến chứng của bệnh sâu răng hàm

Sâu răng rất phổ biến, đặc biệt là với răng hàm. Nếu răng hàm bị sâu mà không điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ gây những biến chứng ảnh hưởng đến cả hàm. Vì vậy cách phòng ngừa và cách điều trị sâu răng nói chung và sâu răng hàm nói riêng được thực hiện ra sao để có được hiệu quả cao nhất là điều được rất nhiều người quan tâm.

>> Bị sâu răng phải làm sao
>> Biểu hiện của răng sâu
>> Bà bầu bị đau răng

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid, gây phân hủy đồng thời phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

Răng hàm bị sâu

+ Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng. Chất đường có trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và gây bệnh lý.

+ Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm

Khi bị sâu răng, trên răng sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ. Lỗ đen này sẽ rộng và sâu dần. Khác với sâu răng cửa thường xuất hiện ở cạnh cắn hai bên, đối với sâu răng hàm, thường bị sâu ở các rãnh trên mặt nhai trước sau đó là sâu ở rãnh mặt bên. Vì răng hàm thường có nhiều gờ rãnh hơn các răng mặt.

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

Sâu răng hàm và những biến chứng nguy hiểm

Sâu răng khởi nguồn là những vết sâu phá hủy mô răng nhưng nếu không được điều trị ngăn chặn và kiểm soát thì sẽ lan rộng xuống phía dưới. Dấu hiệu sâu răng hàm đầu tiên, mô răng sẽ bị phá hủy nặng, vỡ ra, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng. Sau đó, ngà răng bị sâu và lan tới tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, răng sẽ bị đau nhức rất dữ dội, có khi cơn đau buốt nhói lên tận óc.

Biến chứng của sâu răng hàm

Tủy răng viêm không được điều trị sẽ tiếp tục viêm tới chóp răng. Chóp răng bị viêm sẽ sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng tiêu, nướu viêm các dây chằng nha chu lỏng lẻo sẽ làm cho răng sâu vốn đã yếu càng bị lung lay nặng hơn.

Do đó, nguy cơ mất răng và viêm nướu – xương nghiêm trọng. Khi xương ổ răng bị viêm thì nguy cơ các răng kế cận bị viêm nhiễm và lung lay gãy rụng là điều không tránh khỏi. Đó là lý do nha sỹ thường khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm thì điều này lại càng quan trọng.

Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách nhìn nhận dấu hiệu sâu răng hàm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa KIM để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Trồng răng giả bị đau là do đâu?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Em mới trồng răng sứ gần 1 năm. Không biết tại sao một tuần nay thấy đau nhức 5 cái răng sứ. Em sờ vào bên trong thấy bị hở một tí. Và mặt em hơi bị sưng lên một tí. Hôm nay em có đi khám bác sĩ chỉ cho uống thuốc giảm đau và nói khi nào hết đau rồi mới xem như thế nào, mới tháo ra được và nói là cần phải phẫu thuật gây mê. Chân thành cám ơn bác sĩ.

Nha khoa nào tốt tại quận Thủ Đức (http://chamsocrangtreem.vn/nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-thu-duc/)

Trả lời:

Chào em, vấn đề Trồng răng giả bị đau sẽ được bác sĩ giải đáp dưới đây

Nếu chúng tôi không nhầm thì lần này, em cũng đang nhắc lại về cầu 5 răng sứ được thực hiện để trồng lại cho 3 răng hàm đã bị mất.

Nếu đúng là như vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng tôi trong vấn đề hình dung và chẩn đoán sơ bộ tình trạng cũng như nguyên nhân vì sao em lại bị đau nhức sau gần 1 năm sử dụng.

Răng sứ sau khi làm bị đau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau:

– Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến tủy răng.

– Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.

– Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại.

Trường hợp cụ thể của em lần này, chúng tôi nghĩ rằng là do cầu răng em thực hiện quá dài. Em bị mất 3 răng mà thực hiện cầu 5 răng sứ thì như vậy chỉ có 2 răng làm trụ. 2 răng làm trụ cho một cầu 5 răng thì lâu dài trụ răng sẽ không chịu được – đặc biệt là cầu răng thực hiện cho răng hàm sẽ có lực ăn nhai thường xuyên rất lớn – có thể sẽ bị gẫy hoặc ít cũng sẽ bị lực ăn nhai làm chấn động tủy răng, gây đau nhức – như trường hợp em đang gặp phải.



– Khi tủy răng đã bị chấn động dẫn đến đau nhức, thậm chí là làm cho vùng mặt có răng bị tổn thương sưng lên thì không thể điều trị bằng thuốc được. Mà phải được điều trị trực tiếp trên răng đang bị tổn thương. Cụ thể trong trường hợp này là điều trị tủy răng.

Đối với mão răng sứ, nếu bác sỹ điều trị cẩn thận và nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng. Mão răng sứ trong trường hợp này được coi như một lớp men răng đặc biệt, và bác sỹ vẫn có thể thao tác để điều trị tủy răng, như đối với răng thật.

Trong trường hợp cần thiết phải tháo mão răng sứ ra thì chỉ cần gây tê tại chỗ tại vùng răng trụ. Thậm chí chỉ cần một liều thuốc tê rất nhỏ, nếu thực hiện gây tê đúng kỹ thuật, thì bác sỹ vẫn có thể gỡ răng ra được mà không làm cho bệnh nhân bị đau nhức.

Nhấn mạnh điều này, chúng tôi khẳng định rằng việc tháo gỡ răng sứ ra hoàn toàn không phải gây mê hay phẫu thuật gì cả!

– Trường hợp của em, trồng răng giả bị đau theo chúng tôi thì nên tháo bỏ răng sứ cũ ra, điều trị thật kỹ càng tủy răng và làm lại răng sứ mới vì hai lý do:

+ Răng sứ cũ xấu.

+ Hai trụ cho cầu 5 răng về lâu dài sẽ không đảm bảo. Cần phải mài thêm răng để tăng cường thêm trụ cho cầu răng.

Em hãy bình tĩnh và tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé.

Được tạo bởi Blogger.