Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-khon. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao phải nhổ răng khôn ?

Răng khôn hiện là chiếc răng gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay về việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không? Nhưng không thể phủ nhận những phiền toái xảy ra cũng như biến chứng khủng khiếp khi răng khôn mọc không đúng vị trí của chúng.



Do không còn đủ “diện tích” để mọc nên răng khôn thường có khuynh hướng mọc đâm sang răng bên cạnh khiến những chiếc răng khác bị lung lay, sâu răng và có thể bị tiêu hủy hoặc rụng răng. Trường hợp này thường khiến bạn bị đau đớn dữ dội ở vùng răng trong cùng, gây ra sự khó chịu do bản thân răng khôn mọc khi nướu và xương hàm đã cứng cáp đồng thời mọc sai thế gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh làm cơn đau răng luôn ở mức độ khủng khiếp. Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và chữa trị có thể gây đến nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khác ngoài khoang miệng như mũi, tai… gây nguy hiểm đến sức khỏe.



Một vài trường hợp, răng khôn sẽ mọc kẹt đẩy các răng khác về phía trước. Một răng khôn có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh cuối cùng các răng cửa sẽ chen chúc nhau khiến hủy hoại cấu trúc của hàm răng, răng không còn mọc đều và đẹp như vốn có.
Răng khôn dẫn đến hôi miệng

Khi răng khôn mọc lệch sẽ khiến thức ăn dễ dàng bị giữ lại ở các rãnh răng trong khi đó vùng trong cùng của khoang miệng, nơi “ẩn thân” của răng khôn lại khó vệ sinh sạch sẽ hằng ngày do đó dễ dàng trở thành địa điểm thuận lợi để thức ăn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày thành sâu răng. Tại Việt Nam, do ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng và kiến thức về răng khôn của người dân vẫn còn kém nên dễ dàng mắc các bệnh hôi miệng nếu lâu không điều trị sẽ gây đau nhức và sâu răng.
Gây yếu quai hàm


Răng khôn thường hay mọc sai tư thế nên nó thường chiếm một chỗ lớn trong quai hàm mặc dù quai hàm người bình thường không đủ chỗ cho răng khôn mọc. Chính vì thế vùng xung quanh răng khôn có nguy cơ tạo thành các bệnh lý như nang răng, viêm mô tế bào, tiêu xương… làm giảm độ cứng chắc của xương và hàm răng đồng thời ảnh hưởng đến khả năng nhai của hàm.


Đây là những tai biến mà răng khôn gây ra khi chúng mọc không đúng tư thế chưa kể đến việc chúng gây ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vì thế nhổ răng khôn chính là biện pháp “xóa bỏ” những nỗi lo lắng về nguy cơ biến chứng răng khôn gây ra. Răng khôn được xem là chiếc răng không ai mong muốn nhất trong cả hàm răng vì thế bạn cần phải cân nhắc việc nên hay không nhổ răng đặc biệt khi chúng hay gây phiền toái cho bạn.

Chữa đau răng sưng má bằng cách nào ?

Đau răng sưng má muốn điều trị có kết quả cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân như thế nào. Chỉ có thông qua thăm khám thì nha sỹ mới có một kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng gây sưng má. Bạn không thể phỏng đoán mà cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.


+ Đau răng do sâu răng. Khi các vi khuẩn tồn tại trên răng quá nhiều sẽ tác động đến chất đường trên răng tạo ra các axit ăn mòn men với quá trình mất khoáng răng khá nhanh, tạo nên các lỗ sâu gây đau nhức dữ dội. Có khi cơn đau buốt lên tận óc và gây sưng má, thậm chí đau giật theo nhịp tim nếu bị viêm tủy. http://phauthuathamhomom.com/co-nen-phau-thuat-ham-ho-khong/



+ Viêm nha chu: Khi viêm nướu không được điều trị, vi khuẩn trên mảng bám cao răng sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, tạo nên các túi mủ trên răng, khiến cho phần nướu dần tách khỏi răng tạo nên những cơn đau buốt dai dẳng. Lâu ngày nếu không được điều trị thì nguy cơ răng bị lung lay và gãy rụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. http://phauthuathamhomom.com/nguyen-nhan-gay-ra-rang-ho-va-cach-chua-nhanh-nhat/

+ Mọc răng khôn: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau răng sưng má. Do răng mọc lệch mọc xiên gây nên nhiều viêm nhiễm và tác động đến răng kế bên mà gây nên những cơn đau nhức dữ dội kèm theo sốt. Hàm có dấu hiệu cứng lại, khó ăn nhai và má sưng to.

+ Với trường hợp má sưng do mọc răng khôn thì có thể điều trị bằng cách nhổ bỏ nếu răng mọc lệch mọc ngầm hoặc sử dụng thủ thuật tách lợi nếu răng khôn mọc trùm lợi. Trong trường hợp răng khôn không nguy hiểm thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh giảm đau tiêu sưng.

+ Nếu răng bị sâu nặng gây viêm nhiễm cả phần tủy thì việc điều trị răng có thể được thực hiện trước tiên bằng nội nha lấy tủy, nạo sạch vết sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ để tái tạo hình dáng cho răng. http://phauthuathamhomom.com/lam-the-nao-de-rang-het-vau/

Khi răng bị viêm chóp hoặc viêm nha chu nặng thì nhất thiết cần điều trị sớm trước tiến bằng cách làm sạch cao răng, dùng thuốc điều trị và có thể xử lý bề mặt gốc răng cùng với việc ghép vạt nướu nếu cần.

Sự khác nhau giữa răng khôn và răng hàm

Mặc dù răng khôn cũng tương tự như những răng khác trên cung răng, hay răng cối, nhưng chúng lại có những điểm khác biệt quan trọng. Chẳng hạn như răng khôn có ít chức năng hơn, khó mọc đầy đủ và thường gây ra biến chứng nhiều hơn những răng khác. Chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa răng khôn và răng hàm.


Răng khôn còn được gọi là ”răng cối lớn thứ 3 (third molars)” vì nó chính là răng cối lớn thứ 3 mọc sau cùng ở phía xa cung răng http://nhakhoakim.eklablog.com/phau-thuat-ham-nguy-hiem-khong-a130422894

Người ta gọi nó là răng khôn (wisdom teeth) vì nó mọc trễ nhất, ở giai đoạn con người đã trưởng thành: 17-21 tuổi



Răng khôn cũng bao gồm thân răng và chân răng, đặc điểm giải phẫu và kích thước tương tự như răng cối lớn
Là răng nhiều chân
Răng khôn hàm dưới thường có 2 chân, răng khôn hàm trên có 3 chân tương tự như răng cối lớn.
Thành phần cũng gồm có men răng, ngà răng và cement
Cũng có thể bị các bệnh sâu răng và nha chu giống như các răng khác. http://benhvienranghammat.ldblog.jp/phau-thuat-cat-ho-loi-co-dau-khong

Là răng nằm ở phía xa của cung răng, nên không có tiếp xúc răng phía xa.
Răng cuối cùng mọc trên cung hàm (17-21 tuổi)
Thường bị mọc kẹt hoặc ngầm và ít tham gia vào mặt phẳng nhai
Không có răng sửa bên trên.

Do răng khôn nằm ở vị trí xa trên cung răng khó vệ sinh răng miệng nên dễ bị mắc các bệnh về răng hơn những răng khác. Dễ bị túi nha chu gây ra bệnh viêm nha chu, tỉ lệ bệnh sâu răng ở răng khôn cũng cao hơn những răng khác. http://benhviennhakhoa.2chblog.jp/khac-phuc-cam-lech-mat-khong-can-doi

Trong trường hợp răng khôn bị sâu cũng khó trám phục hồi hơn do vị trí khó của nó nên thường có chỉ định nhổ. Nói chung, trong trường hợp răng khôn không có chức năng, chỉ định nhổ sẽ tốt cho sức khỏe răng miệng hơn là duy trì nó.

Bị sốt khi mọc răng khôn ở hàm trên

Khi răng khôn hàm trên mọc lệch, răng khôn thường mọc chếch ra phía má và phía sau do xương hàm không đủ chỗ. Vì thế khi ăn nhai khổ chủ hay bị cắn phải má, đồ ăn thường xuyên bị dắt vào răng khó vệ sinh để lâu ngày gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.


Bởi sự nguy hiểm và những biến chứng răng khôn hàm trên có thể gây ra, khi mọc răng khôn hàm trên bị sốt đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. http://dieutrirangsau.com/bi-sau-rang-ham-so-8/

Sau khi giảm hạ sốt cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang để xác định tình trạng răng khôn hàm trên mọc như thé nào. Thông thường các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ răng khôn hàm trên để loại bỏ mối nguy hại này ngay từ lúc mới trước khi nó kịp gây ra các biến chứng quanh răng và lây sang các răng khác. Bạn nên sớm đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.



Nhổ răng khôn hàm trên có ảnh hưởng gì không?

Thực ra thì nhổ răng khôn là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, vô cùng đơn giản nhưng không vì thế ma chúng ta lơ là trong lúc điều trị. Việc nhổ răng khôn được thực hiện theo quy trình bài bản bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm cùng sự hổ trợ của hệ thống máy móc tối tân sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn không đau đớn.

Công nghệ mà được nói đến chính là công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome hiệu quả, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân. Quy trình nhổ răng khôn tại diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 15 phút/răng qua 4 bước cơ bản sau: http://dieutrirangsau.com/chua-sau-rang-khi-dang-cho-con-bu/

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đây là bước cơ bản đầu tiên không thể bỏ qua. Nha sỹ cần thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bạn, nếu phát hiện bất kỳ bệnh lý nào cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành nhổ răng. Chụp X-quang khi nhổ răng khôn là cần thiết, đặc biệt đối với những răng khôn mọc lệch mọc ngầm nhằm xác định tình trạng của răng, vị trí hình dạng ra sao.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và nha sỹ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Thuốc gây tê cũng được sử dụng để gây tê cục bộ phần răng sẽ nhổ bỏ nhằm giảm đau cho bệnh nhân.

- Bước 3: Nhổ răng với công nghệ mới nhất của Hoa Kỳ Piezotome diễn ra nhanh chóng, hạn chế xâm lấn nướu tối đa sẽ giúp lành thương cũng nhanh hơn. http://dieutrirangsau.com/sau-rang-viem-nuou/

- Bước 4: Sau khi nhổ răng bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu. Nha sỹ cũng sẽ tư vấn thêm cho bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng, giảm đau sau khi nhổ răng.

Được tạo bởi Blogger.