Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Bé bị sâu răng có nên nhổ ngay không?

Đối với bệnh lý sâu răng, trong tất cả các trường hợp nếu điều trị được thì nên điều trị để bảo tồn răng thật. Chỉ định nhổ răng chỉ áp dụng khi không thể tiếp tục bảo tồn răng thật được, dẫu cho đó là răng vĩnh viễn hay răng sữa.

Sâu răng khiến cho mô răng thật bị phá hủy dẫn đến sứt mẻ và viêm tủy nên có thể gây đau. Nếu bé thường xuyên quấy khóc vô cớ, hoặc biếng ăn thì bạn nên nghĩ đến vấn đề nguyên nhân có thể do răng sâu mà ra.

Bé 3 tuổi bị sâu răng cửa có nên nhổ không?
Con bạn chỉ mới 3 tuổi, vẫn đang còn trong độ tuổi răng sữa. Những chiếc răng này sẽ được thay thế dần khi bé bước sang tuổi thứ 6. Tuy nhiên, dẫu có như thế, chúng ta vấn cần phải điều trị duy trì để bảo tồn răng sữa. Nhổ răng sữa khi chưa lung lay https://goo.gl/icDerv
Bé bị sâu răng có nên nhổ ngay không?
Bé bị sâu răng có nên nhổ ngay không?

Vì hàm răng sữa rất quan trọng với những năm đầu đời của trẻ, giúp bé ăn nhai tốt hơn, đảm bảo vấn đề dinh dưỡng. Hơn nữa, mất răng sữa quá sớm, trước thời điểm thay răng sẽ có thể dẫn đến nguy cơ sai lệch cả hàm răng rất nghiêm trọng. Nho rang sua cho tre o dau https://goo.gl/4mFN9D

Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ việc bé 3 tuổi bị sâu răng cửa có nên nhổ không. Chúng ta tuyệt đối không nên nhổ răng nếu như vẫn còn có thể điều trị được. Khi đó, nên nạo bỏ mô răng sâu cho bé và hàn trám răng hoặc bọc răng lại. Nếu lo lắng vấn đề đau nhức thì chỉ cần hàn trám răng cho bé cũng rất đảm bảo.

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến Trung tâm, bác sỹ chuyên nha khoa nhi sẽ thăm khám và điều trị cho bé tốt nhất. Nếu hàn răng, bé sẽ được hàn theo công nghệ Laser Tech hiện đại.

Vấn đề quan trọng nhất là có thể duy trì sự ổn định vị trí của hàm răng, không gây ra sai lệch răng về lâu dài và ảnh hưởng đến sự thay răng về sau. Nha khoa đường 3 tháng 2 https://goo.gl/PxV8fL

Đây là công nghệ tân tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực trám răng, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ vì thực hiện nhẹ nhàng, nhanh chóng, hiệu quả cao, rất bền, kín khít. Bé sẽ trải qua hàn răng hoàn toàn dễ chịu, không đau nhức nên bạn có thể yên tâm.

Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên.
Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ


Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.
Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.

Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.
Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng
Chế độ ăn uống
Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...
Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.



Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:

Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.
Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.
Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Cần phải tránh cho trẻ dùng thuốc kháng viêm có nhân Corticoid như: Prednisone, Dexamethason,... không được dùng kháng sinh Tetracycline, Doxycillin vì sẽ làm răng dễ vỡ, bị vàng.

>> http://phauthuathamhomom.com

Nhổ răng sau bao lâu thì trồng răng giả được?

Theo như bạn mô tả thì có thể là bác sỹ ở địa phương tư vấn cho bạn về kỹ thuật trồng răng thông thường. Với kỹ thuật này, các bác sỹ thường kéo dài thời gian của các công đoạn ra đôi chút để chắc chắn không thực hiện các bước quá sớm khiến răng mới không thể thích nghi được với cơ thể. 



Hơn nữa, với kỹ thuật cấy ghép này thì răng Implant buộc phải cần nhiều thời gian hơn với có thể ổn định được trong xương và cần sự khỏe mạnh hoàn toàn của xương hàm mới có thể đi vào xương thuận lợi được mà không sợ bị thất bại.





Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ Ghép răng Implant Platon JaPan tiên tiến nhất, được nghiên cứu và ứng dụng bởi các bác sỹ Nhật Bản có thể tạo ra những thay đổi vượt bậc trong quy trình trồng răng. Với công nghệ này, trụ chân răng Implant có thể đặt vào xương hàm ngay sau khi nhổ răng, chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, không bị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hay bệnh về máu là có thể thực hiện mà không có vấn đề gì.


Trụ chân răng được sử dụng trong công nghệ Implant Platon JaPan có kích thước nhỏ và có thể thích ứng được với xương nhanh chóng ngay sau khi mới nhổ răng, tận dụng lúc nướu chưa đóng kín và xương chưa có dấu hiệu tiêu hõm. Thời gian để trụ tích hợp xương trong hàm tính từ lúc đặt trụ đến khi lắp thân răng sứ chỉ mất khoảng 3 tuần, nên bạn yên tâm là có thể có răng nhanh chóng hơn bình thường. Trong 3 tuần này, bạn sẽ được lắp răng tạm nên không cần phải lo lắng về vấn đề thẩm mỹ.


Đây là công nghệ tiên tiến chỉ sử dụng độc quyền tại Nha khoa Quốc Tế , do bác sỹ chuyên sau Implant thực hiện nên bạn có thể yên tâm về hiệu quả và chất lượng của ca phục hình. Những ưu điểm có thể kể đến mà bạn nên biết về công nghệ này bao gồm:

– Implant Platon JaPan với kỹ thuật đặt trụ chân răng bằng cách cấy thẳng trực tiếp vào xương hàm nên có khả năng tích hợp với xương hàm nhanh chóng.

– Trụ titan sau khi cấy ghép được cố định bởi xương hàm phát triển xung quanh nên tồn tại vững chắc và lâu bền. Răng cấy ghép bởi công nghệ implant Platon JaPan chụp mão sứ cấu tạo sườn sứ từ hợp chất Zirconia có độ bền cao hơn răng thật, có thể ăn nhai tốt.

– Công nghệ Ghép răng Implant Palton Japan cho khả năng rút ngắn thời gian tới 3 – 4 tuần

– Chất liệu titan làm trụ và mão răng toàn sứ đảm bảo độ bền vững của răng cấy ghép theo công nghệ ghép răng Implant Platon JaPan rất vững chắc và trở thành 1 phần hòa nhập, tồn tại vĩnh viễn với cơ thể.

Trám bít hố rãnh dự phòng bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy điều trị dự phòng sâu răng đóng vai trò rất quan trọng.Trám bít hố rãnh là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa sâu răng sớm.


>>Nha khoa tốt nhất tại quận 10
>>Nha khoa tốt nhất tại quận 12

Sâu răng là một bệnh phổ biến nhất hiện nay. Ở nước ta tỷ lệ sâu răng ở trẻ tuổi học đường còn khá cao. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2014 thì tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6 đến 8 tuổi là 22,4%. Tỷ lệ này gia tăng theo tuổi và lên tới 59% ở lứa tuổi 15 đến 17, trong đó trên 80% là không được điều trị.

Đây là phương pháp dùng chất trám bít (nhựa composite hay glassionormer) hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.



Tại sao phải trám bít hố rãnh dự phòng?

Theo thống kê của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng mặt nhai cao, chiếm tới 87% tổng số sâu răng.

Đó là do giải phẫu mặt nhai có nhiều hố rãnh nên khó được làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển, hình thành sâu răng. Sâu hố rãnh phát triển nhanh và có liên quan đến độ sâu hố rãnh.

Ở trẻ em lứa tuổi 6 – 12 đã mọc răng 6 và răng 7. Đây là những răng vĩnh viễn mọc sớm, mặt nhai có nhiều hố rãnh, lại nằm ở vị trí phía sau trên cung hàm nên việc làm sạch khó khăn. Đồng thời ở giai đoạn này răng mới mọc, sự ngấm vôi của men răng chưa hoàn tất (hai năm sau sự ngấm vôi mới hoàn chỉnh). Do vậy sức đề kháng với sâu răng kém nên răng dễ bị sâu, đặc biệt ở hố rãnh. Tần suất sâu hố rãnh lớn nhất trong thời gian bốn năm sau khi răng mọc và vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau đó.

Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Do đó dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời.

Tác dụng của trám bít hố rãnh

Hố rãnh sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vậy cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm.

Sau khi răng được trám bít hố rãnh, tổn thương sâu răng sớm ở ngà sẽ dừng lại và sự hồi phục lên đến 94%.

Nếu trám bít bằng glassionormer cement thì có sự giải phóng fluor từ vật liệu hàn làm men răng cứng hơn, tăng sức đề kháng với sâu răng, tăng tái khoáng hóa men và ngà tổn thương, thay đổi thành phần vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa từ mảng bám. Ngay cả khi miếng trám bong thì vẫn còn một ít vật liệu bám lại ở phần sâu của hố rãnh và vẫn còn tác dụng phòng ngừa sâu răng.

Kỹ thuật trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh được thực hiện càng sớm càng tốt khi trẻ mọc răng 6 (6 tuổi), răng 7 (12 tuổi) có hố rãnh mặt nhai sâu dễ đọng thức ăn tạo điều kiện để sâu răng phát triển.

Quá trình trám bít đơn giản tiến hành nhanh chóng, không làm mất tổ chức cứng của răng, không gây đau trong suốt quá trình thực hiện và về sau. Đầu tiên là làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng, tiếp theo xử lý bề mặt răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít và cuối cùng là đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen để cứng nếu là loại quang trùng hợp.

Trám bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em tuổi học đường, hiệu quả cao giá thành thấp. Tuy nhiên để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ sáu tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.

Được tạo bởi Blogger.