Chữa đau răng bằng tỏi có hiệu quả không?

Bên cạnh những cách chữa dân gian như bằng lá lốt, lá ổi, gừng… nhiều người cũng mách nhau cách chữa đau răng bằng tỏi với những hiệu quả rất đáng ngạc nhiên. Vậy sự thật về khả năng chữa đau răng của tỏi là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau.


Chữa đau răng bằng tỏi có hiệu quả không?

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bất kỳ căn bếp nào. Đây cũng được xem là vị thuốc chữa rất nhiều loại bệnh bởi khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Đặc biệt, tỏi được dùng làm bài thuốc giải cảm rất tốt và được rất nhiều người tin dùng.

Xem thêm
http://caygheprangimplant.org/chua-sau-rang-bang-dau-me/

Tuy nhiên, trong việc chữa chứng đau răng do răng gây ra, tỏi có mang lại hiệu quả không? Thực hư về công dụng chữa đau răng của vị thuốc này như thế nào? Các nghiên cứu cho thấy, thành phần glucogen, allin và fitonxit trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, azoene, dianllil disulfide, diallil-trisulfide và hoạt chất chứa lưu huỳnh trong tinh dầu tỏi có khả năng ức chế, kiềm hãm hoạt động của vi khuẩn rất cao.



Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng chữa đau răng bằng tỏi và sử dụng vị thuốc này để kiềm hãm các cơn đau.

Tỏi là vị thuốc mang lại hiệu quả giảm đau răng rất tốt.
Những cách chữa đau răng bằng tỏi hiệu quả bất ngờ

Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa sâu răng bằng tỏi sau để làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng và tiết kiệm với những nguyên liệu có sẵn trong căn bếp của mình:

Sử dụng tỏi khô đắp trực tiếp lên răng

Đây là cách giảm đau răng bằng tỏi rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần lấy một ít tỏi khô nghiền nát với muối, sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí răng đang đau. Mỗi lần đắp giữ khoảng 15 phút.

Ngày đầu tiên, bạn có thể đắp hỗn hợp liên tục với tần suất khoảng 3 giờ/lần. Những ngày tiếp theo, tần suất này có thể giảm đi, nhưng tốt nhất đừng quên đắp trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả bất ngờ mà cách chữa đau răng bằng tỏi này mang lại.

Kết hợp tỏi với muối và gừng để đạt hiệu quả chữa đau răng nhanh chóng

Bên cạnh tỏi, gừng cũng là một vị thuốc hay được tin dùng từ nhiều đời nay. Với thành phần chứa tecpen, oleoresin và men zingibain, gừng có khả năng kháng viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa tỏi và gừng sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tích cực, giảm thiểu tình trạng viêm nướu và tủy răng đồng thời thời ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

Bạn có thể áp dụng cách chữa đau răng này như sau:

Chuẩn bị: 1 củ tỏi khô đã bóc vỏ, 1 củ gừng tươi, 1 thìa cà phê muối.

Thực hiện: Cạo sạch vỏ gừng, giã nát cùng với tỏi và muối. Sử dụng hỗn hợp này để đắp lên răng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 3-4 lần, mỗi lần đắp khoảng 10 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Kết hợp tỏi và gừng để tăng cường hiệu quả chữa đau răng bằng tỏi.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, hiệu quả chữa đau răng bằng tỏi chỉ có thể duy trì trong một thời gian ngắn và hoàn toàn có tính chất tạm thời, không thể duy trì lâu cũng như áp dụng cho mọi trường hợp. Đối với những bệnh nhân đau răng do viêm tủy, chết tủy, lỗ sâu to… việc sử dụng tỏi không thể đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất cũng như không thể khôi phục lại tình trạng răng khỏe như ban đầu.
Trám răng sâu – giải pháp chữa đau răng hiệu quả hàng đầu

Thay vì sử dụng tỏi hay các bài thuốc dân gian khác phải tốn nhiều thời gian và kiên trì để đạt được kết quả, bạn có thể áp dụng biện pháp chuyên khoa để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả tình trạng mà mình gặp phải.

Đặc biệt, bằng giải pháp trám răng Laser, sự phát triển, hoạt động của vi khuẩn gây bệnh sẽ bị ngăn cản. Những cơn đau nhức sẽ hoàn toàn biến mất trong khoảng 3-5 năm sau khi thực hiện trám răng. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tái trám để tiếp tục duy trì hiệu quả ngừa sâu răng.


Sử dụng những cách chữa đau răng bằng tỏi sẽ giúp bạn giảm đi những cơn đau nhức khó chịu trên răng, nhưng trám răng mới thật sự là giải pháp mang đến hiệu quả tốt nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ hoặc trực tiếp đến tại Nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.