Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Viêm tủy răng – Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Khi trẻ gặp các bệnh lý về viêm tủy răng sữa các bậc phụ huynh thường khá chủ quan và cho rằng sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng răng miệng của trẻ.



Trên thực tế một số bệnh lý về tủy răng sữa nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng và để lại hậu quả đáng tiếc về sau. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đặc biệt là cách điều trị tủy răng ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để đề phòng bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì?

Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.

Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.


Nguyên nhân của bệnh viêm tủy răng ở trẻ là gì?

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương. Nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.

Viêm tủy răng ở trẻ em để lại biến chứng gì?

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy cấp, sau đó sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.

Mặt khác những hoại tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng…

Biến chứng nặng nhất mà viêm tủy có thể gây ra là trẻ bị mất răng, nếu răng của bé được nhổ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn hay sức khỏe răng miệng về sau.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, việc điều trị tủy răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ cũng là một trong những kỹ thuật phức tạp, mất thời gian, và đòi hỏi bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Với những trường hợp viêm tủy nhưng chân răng vẫn khỏe, bác sĩ thực hiện lấy đi những mô tủy bị tổn thương để bảo tồn tủy chân răng chưa bị nhiễm trùng. Sau đó sẽ trám bít lại ống tủy và răng sâu, kéo dài tuổi thọ cho răng của bé.


Xuyên suốt việc điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là cần thiết phải giữ lại tủy, giữ răng sữa không phải nhổ sớm. Bởi vì, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.Vì thế khi trẻ bị viêm tủy, nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện nha khoa uy tín để điều trị sớm cho trẻ, phòng các biến chứng nguy hiểm khác gây hại cho răng và sức khỏe của bé về sau.

Sâu răng bị chảy máu

Xử lý như thế nào khi sâu răng bị chảy máu. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.





Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám trong thức ăn. Nếu các mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn và axit có trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng, gây xói mòn răng. Biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng, lâu dần sẽ tiếp cận và phá hủy ngà răng. Điều này lý giải tại sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.


Vết sâu nếu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích, gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến nhằm chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng sâu răng chảy máu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.

Trên thực tế, bạn chỉ có thể phòng ngừa việc sâu răng và chảy máu chân răng từ trước khi chúng phát sinh. Giải pháp tốt ở đay là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng là việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ đúng cách, nhất là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.

Khi tình trạng sâu răng chảy máu đã xảy ra, bạn cũng chỉ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu hoặc hạn chế:

+ Sử dụng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu

+ Ăn nhai tránh vị trí sâu răng chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

+ tránh đồ ăn cay nóng, dai và không nhai bằng răng sâu đang bị chảy máu.

+ Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch nhằm bổ sung vitamin C để làm dịu nướu.

+ Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất đường – tác nhân khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra, bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Bởi đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn điều trị lâu dài sâu răng chảy máu cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.

Chính vì vậy, tốt là bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị lâu dài nhất.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn hay răng số 8 trong nha khoa thường được khuyến cáo nhổ bỏ trước khi nó gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là những răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm.



Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều cần nhổ bỏ, chỉ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.


Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.

Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Bạn nên tìm hiểu nhổ răng số 8 ở Nha Khoa KIM trước khi thực hiện.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Nha Khoa KIM, với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Những biến chứng của bệnh sâu răng hàm

Sâu răng rất phổ biến, đặc biệt là với răng hàm. Nếu răng hàm bị sâu mà không điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ gây những biến chứng ảnh hưởng đến cả hàm. Vì vậy cách phòng ngừa và cách điều trị sâu răng nói chung và sâu răng hàm nói riêng được thực hiện ra sao để có được hiệu quả cao nhất là điều được rất nhiều người quan tâm.

>> Bị sâu răng phải làm sao
>> Biểu hiện của răng sâu
>> Bà bầu bị đau răng

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid, gây phân hủy đồng thời phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

Răng hàm bị sâu

+ Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng. Chất đường có trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và gây bệnh lý.

+ Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm

Khi bị sâu răng, trên răng sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ. Lỗ đen này sẽ rộng và sâu dần. Khác với sâu răng cửa thường xuất hiện ở cạnh cắn hai bên, đối với sâu răng hàm, thường bị sâu ở các rãnh trên mặt nhai trước sau đó là sâu ở rãnh mặt bên. Vì răng hàm thường có nhiều gờ rãnh hơn các răng mặt.

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

Sâu răng hàm và những biến chứng nguy hiểm

Sâu răng khởi nguồn là những vết sâu phá hủy mô răng nhưng nếu không được điều trị ngăn chặn và kiểm soát thì sẽ lan rộng xuống phía dưới. Dấu hiệu sâu răng hàm đầu tiên, mô răng sẽ bị phá hủy nặng, vỡ ra, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng. Sau đó, ngà răng bị sâu và lan tới tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, răng sẽ bị đau nhức rất dữ dội, có khi cơn đau buốt nhói lên tận óc.

Biến chứng của sâu răng hàm

Tủy răng viêm không được điều trị sẽ tiếp tục viêm tới chóp răng. Chóp răng bị viêm sẽ sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng tiêu, nướu viêm các dây chằng nha chu lỏng lẻo sẽ làm cho răng sâu vốn đã yếu càng bị lung lay nặng hơn.

Do đó, nguy cơ mất răng và viêm nướu – xương nghiêm trọng. Khi xương ổ răng bị viêm thì nguy cơ các răng kế cận bị viêm nhiễm và lung lay gãy rụng là điều không tránh khỏi. Đó là lý do nha sỹ thường khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm thì điều này lại càng quan trọng.

Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách nhìn nhận dấu hiệu sâu răng hàm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa KIM để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Trồng răng giả bị đau là do đâu?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Em mới trồng răng sứ gần 1 năm. Không biết tại sao một tuần nay thấy đau nhức 5 cái răng sứ. Em sờ vào bên trong thấy bị hở một tí. Và mặt em hơi bị sưng lên một tí. Hôm nay em có đi khám bác sĩ chỉ cho uống thuốc giảm đau và nói khi nào hết đau rồi mới xem như thế nào, mới tháo ra được và nói là cần phải phẫu thuật gây mê. Chân thành cám ơn bác sĩ.

Nha khoa nào tốt tại quận Thủ Đức (http://chamsocrangtreem.vn/nha-khoa-tot-nhat-tai-quan-thu-duc/)

Trả lời:

Chào em, vấn đề Trồng răng giả bị đau sẽ được bác sĩ giải đáp dưới đây

Nếu chúng tôi không nhầm thì lần này, em cũng đang nhắc lại về cầu 5 răng sứ được thực hiện để trồng lại cho 3 răng hàm đã bị mất.

Nếu đúng là như vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng tôi trong vấn đề hình dung và chẩn đoán sơ bộ tình trạng cũng như nguyên nhân vì sao em lại bị đau nhức sau gần 1 năm sử dụng.

Răng sứ sau khi làm bị đau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau:

– Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến tủy răng.

– Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.

– Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại.

Trường hợp cụ thể của em lần này, chúng tôi nghĩ rằng là do cầu răng em thực hiện quá dài. Em bị mất 3 răng mà thực hiện cầu 5 răng sứ thì như vậy chỉ có 2 răng làm trụ. 2 răng làm trụ cho một cầu 5 răng thì lâu dài trụ răng sẽ không chịu được – đặc biệt là cầu răng thực hiện cho răng hàm sẽ có lực ăn nhai thường xuyên rất lớn – có thể sẽ bị gẫy hoặc ít cũng sẽ bị lực ăn nhai làm chấn động tủy răng, gây đau nhức – như trường hợp em đang gặp phải.



– Khi tủy răng đã bị chấn động dẫn đến đau nhức, thậm chí là làm cho vùng mặt có răng bị tổn thương sưng lên thì không thể điều trị bằng thuốc được. Mà phải được điều trị trực tiếp trên răng đang bị tổn thương. Cụ thể trong trường hợp này là điều trị tủy răng.

Đối với mão răng sứ, nếu bác sỹ điều trị cẩn thận và nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng. Mão răng sứ trong trường hợp này được coi như một lớp men răng đặc biệt, và bác sỹ vẫn có thể thao tác để điều trị tủy răng, như đối với răng thật.

Trong trường hợp cần thiết phải tháo mão răng sứ ra thì chỉ cần gây tê tại chỗ tại vùng răng trụ. Thậm chí chỉ cần một liều thuốc tê rất nhỏ, nếu thực hiện gây tê đúng kỹ thuật, thì bác sỹ vẫn có thể gỡ răng ra được mà không làm cho bệnh nhân bị đau nhức.

Nhấn mạnh điều này, chúng tôi khẳng định rằng việc tháo gỡ răng sứ ra hoàn toàn không phải gây mê hay phẫu thuật gì cả!

– Trường hợp của em, trồng răng giả bị đau theo chúng tôi thì nên tháo bỏ răng sứ cũ ra, điều trị thật kỹ càng tủy răng và làm lại răng sứ mới vì hai lý do:

+ Răng sứ cũ xấu.

+ Hai trụ cho cầu 5 răng về lâu dài sẽ không đảm bảo. Cần phải mài thêm răng để tăng cường thêm trụ cho cầu răng.

Em hãy bình tĩnh và tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé.

Được tạo bởi Blogger.