Bạn đang bị những cơn đau nhức do sâu răng hoành hành nhưng mà bạn chưa thể đến trung tâm nha khoa thì bạn có thể tham khảo những cách chữa sâu răng tại nhà mà nha khoa KIM chia sẻ dưới đây. Chỉ bằng những nguyên liệu rẻ tiền ngay tại trong căn bếp nhà bạn là bạn có thể giảm cơn đau nhức nhanh chóng.
→trám răng tại nhà
1. Bệnh sâu răng là gì?
“ Sâu răng” là một cách gọi khác để nói về vấn đề răng bị hư. Răng bị sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa hữu cơ hay hiểu theo cách đơn giản là men răng và ngà răng bị tạo ra lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.
2. Dấu hiệu để nhận biết bạn có thể đang bị sâu răng là gì?
Hay mắc kẹt thức ăn ở kẽ hoặc bề mặt răng.
Hơi thở có mùi, răng có chấm trắng, hay đen.
Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng.
Xuất hiện lỗ hổng trên bề mặt răng.
Răng ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh.
Một số răng không còn khả năng nhai.
Răng ngả màu sẫm.
Khi có một trong những dấu hiệu trên thì có thể bạn đang bị sâu răng cần có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị đúng cách và thời điểm.
Cần phải hiểu rõ nguyên nhân của bệnh sâu răng của bạn là từ đâu để có thể sau khi chữa bệnh xong cần phải tránh tái phạm.
3.Nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng là gì?
Ăn quá chậm – hoặc quá liên tục.
Nghiến răng.
Không đi khám nha sĩ – đặc biệt là khi đang cố gắng thụ thai.
Để miệng khô không đủ nước bọt để trung hòa axit.
Uống những nước có gas nhiều.
Ăn đồ ăn quá nóng,quá lạnh liền nhau shay quá cứng.
Súc miệng quá mạnh khi đánh răng.
Đánh răng không đúng cách.
Dùng tăm xỉa răng.
Ăn nhiều thức ăn ngọt.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sâu răng như là cơ địa của mỗi người, yếu tố di truyền và môi trường nơi làm việc,… nhưng ở đây chúng tôi chia sẻ những nguyên nhân trên là do thói quen hằng ngày của mọi người dễ dẫn đến sâu răng cần phải khắc phục để tránh khỏi. Sâu răng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của chúng ta, gây ra nhưng bất tiện như đau buốt, sốt, đau khi nhai,… thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến mất một hoặc nhiều răng và xấu nhất có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng.
→ Khi nào nên hàn răng
→ Chi phí bọc răng sứ
4.Tác hại của sâu răng là như thế nào?
Về sức khỏe răng miệng:
Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người phát hiện ra.
Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì đa phần các bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến họ ăn ngủ không ngon.
Theo thời gian, tổn thương sâu răng lan dần vào tủy răng và gây ra những cơn đau đặc biệt khó chịu kèm theo sốt cao. Nếu không điều trị triệt để thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị viêm tủy răng.
Về tâm lý và kinh tế:
Người bệnh phải tốn một khoảng chi phi khá lớn cho những cuộc điều trị sâu răng, nhất là khi đã có biến chứng viêm tủy.
Những bệnh nhân sâu răng thường lo lắng về hơi thở có mùi khó chịu của mình gây ra mất tự tin, khó khăn trong giao tiếp từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc.
Sau đây là những cách chữa sâu răng dân gian tại nhà dễ dàng thực hiện với những nguyên liệu dễ kiếm và cách làm cũng khá là đơn giản, nhưng mang lại hiểu quả và nhanh chóng.
5. Những bài thuốc dân gian trị sâu răng:
+ Lá Trầu: Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
+ Gừng: Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
+ Chanh: Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.
+ Hoa Cúc: Cúc hoa vàng, lấy một cụm hoa rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.
+ Bột Nghệ: Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
+ Tiêu Đen: Tiêu đen và húng quế: Sử dụng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng tương đương, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị đau sẽ giúp giảm đau.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét