Răng hàm mặt Trung ương cho biết 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Đó là con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.
Sâu răng ở trẻ em và cách phòng ngừa – Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Theo số liệu từ Bệnh viện
Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ em là: là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hoá đường để tạo a-xit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu. Các đối tượng có nguy cơ bị bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, có cha mẹ hoặc các anh chị em ruột bị sâu răng, trẻ có dị dạng ở răng…
– Dấu hiệu của bệnh sâu răng:
Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau.
Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng lan các vùng khác của mặt.
– Điều trị và phòng ngừa sâu răng:
Khi các bậc phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt. Với trẻ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, có thể phải gây tê, gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ sẽ có khả năng hợp tác hơn.Thông thường, cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là trám răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và trám kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể trám được thì phải nhổ.
– Điều trị và phòng ngừa sâu răng:
Khi các bậc phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt. Với trẻ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, có thể phải gây tê, gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ sẽ có khả năng hợp tác hơn.Thông thường, cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là trám răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và trám kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể trám được thì phải nhổ.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét