Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em

Thông thường, bệnh lở miệng ở trẻ em thường xuất hiện bởi nốt loét đỏ ở môi, nướu, dưới lưỡi. Vết loét có hình tròn màu trắng, xung quanh vết loét được bao quanh bằng vết lợi tấy đỏ. Vết loét khiến miệng trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.


Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em thường được xác định bởi những nguyên nhân sau:

Các chấn thương xảy ra trong vùng miệng như lỡ cắn vào niêm mạc trong má hoặc lưỡi. http://chamsocrangtreem.vn/nieng-rang-trong-suot-cho-tre-em/



Do trẻ ăn những thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.

Loét miệng do trẻ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic.

Bệnh lở miệng ở trẻ em cũng có thể xảy ra ở những trẻ dùng một số loại thuốc gây nóng, dẫn đến tình trạng khô miệng, làm xuất hiện những vết lở miệng.

Cách chăm sóc, chải răng không đúng cách, chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh gây nên viêm nướu, viêm lợi, và xuất hiện những vết lở miệng.
 
Lở miệng do chế độ nghỉ ngơi của bé không được đảm bảo, có thể ngủ ít, thiếu ngủ hoặc trẻ ngủ không ngon giấc. http://chamsocrangtreem.vn/tram-rang-sau-cho-tre-em-co-dau-khong-bs-tra-loi/

2. Bệnh lở miệng ở trẻ điều trị thế nào?

Bệnh lở miệng ở trẻ em tạo cho trẻ cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bé. Nếu chưa có thời gian đến gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tạm thời dưới đây:

Bôi gel trị lở miệng

Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

Thay đổi chế độ ăn của trẻ

Nên tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn. Cho trẻ chế độ ăn thức ăn mềm, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất. Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cho trẻ uống nhiều nước,uống nước cam, chanh.
Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Nếu trẻ còn nhỏ, nên dùng những miếng gạc, quấn tròn vào ngón tay, rồi chấm vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý pha loãng để vệ sinh răng, lưỡi cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, từ 2,5 tuổi trở lên nên cho bé đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm để làm sạch khoang miệng. http://chamsocrangtreem.vn/tre-nho-rang-bi-sung-mat-co-nguy-hiem-khong/


Nếu trẻ có những vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.