Đắng miệng không phải tình trạng hiếm gặp, nó báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân miệng bị đắng do đâu? biểu hiện và cách xử lý chúng như thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn.
Theo Đông y, khi tạng can và phủ đởm bị rối loạn chức năng, người bệnh thường có than phiền miệng đắng, đau tức hông sườn, tiêu hóa kém, đau đỉnh đầu... tuy nhiên triệu chứng này gặp ở nhiều bệnh lý Tây y, chưa chắc bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, mật. Do vậy, không nên đồng nhất bệnh lý can đởm của Đông y và bệnh lý gan mật của y học hiện đại.
Gan có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa amoniac, khi chức năng gan suy giảm, amoniac tăng cao trong máu. Hơi thở có “mùi gan”, mùi của chất methyl - mercaptan vì gan không chuyển hóa được methionnin, như mùi trái cây thối và miệng có vị như cá cũ hay củ hành trắng thối, ít khi là vị đắng. Mật có vị đắng, miệng có vị đắng chỉ khi có trào ngược dịch mật vào dạ dày và lên thực quản vào miệng. Xem thêm: tuyến nước bọt có mùi hôi
Thực tế, triệu chứng đắng miệng do nhiều nguyên nhân rất thường gặp như:
- Giảm tiết nước bọt, khô miệng, mất nước, viêm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, polyp trong mũi, viêm đường hô hấp trên, các bệnh về răng lợi như nhiễm trùng răng, nha chu và viêm lợi.
- Thuốc: một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các nguyên nhân bệnh tim và tâm thần có vị đắng như lithium, thuốc kháng sinh như tetracycline và thuốc điều trị gout như allopurinol. Các loại thuốc được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ.
- Bổ sung lượng lớn, quá liều các khoáng chất như kẽm, đồng, crôm hoặc canxi và sắt.
- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vị giác, dẫn đến vị đắng trong miệng. Hoặc hít vào một số hóa chất môi trường như bụi cao su, xăng hoặc benzen.
- Trào ngược dịch vị và dịch mật: để lại một vị đắng và hơi thở hôi, thường kèm theo đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng...
- Bất kỳ phẫu thuật tai, mũi, răng hoặc họng và xạ trị ung thư vùng đầu - mặt - cổ.
- Giảm tiết nước bọt, khô miệng, mất nước, viêm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, polyp trong mũi, viêm đường hô hấp trên, các bệnh về răng lợi như nhiễm trùng răng, nha chu và viêm lợi.
- Thuốc: một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các nguyên nhân bệnh tim và tâm thần có vị đắng như lithium, thuốc kháng sinh như tetracycline và thuốc điều trị gout như allopurinol. Các loại thuốc được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ.
- Bổ sung lượng lớn, quá liều các khoáng chất như kẽm, đồng, crôm hoặc canxi và sắt.
- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vị giác, dẫn đến vị đắng trong miệng. Hoặc hít vào một số hóa chất môi trường như bụi cao su, xăng hoặc benzen.
- Trào ngược dịch vị và dịch mật: để lại một vị đắng và hơi thở hôi, thường kèm theo đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng...
- Bất kỳ phẫu thuật tai, mũi, răng hoặc họng và xạ trị ung thư vùng đầu - mặt - cổ.
Làm gì khi miệng đắng?
Quan trọng nhất là tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị thì nhanh chóng khắc phục triệu chứng miệng đắng. Một số cách sau giúp xử lý khi miệng đắng:
Vệ sinh khoang miệng: chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng.
Uống đủ nước, tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn nữa, rối loạn hoạt động dạ dày - ruột.
Kiểm tra tình trạng dạ dày: phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày thực quản.
Ăn các loại trái cây họ cam quýt, giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
Nhai kẹo bạc hà hơi hương cam quýt hoặc ít nhất một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn hoặc buổi sáng.
Ăn bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị vì kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.
Sử dụng các loại thuốc, kể cả vitamin và khoáng chất theo chỉ định và liều lượng, tránh tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài.
Quan trọng nhất là tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị thì nhanh chóng khắc phục triệu chứng miệng đắng. Một số cách sau giúp xử lý khi miệng đắng:
Vệ sinh khoang miệng: chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng.
Uống đủ nước, tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn nữa, rối loạn hoạt động dạ dày - ruột.
Kiểm tra tình trạng dạ dày: phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày thực quản.
Ăn các loại trái cây họ cam quýt, giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.
Nhai kẹo bạc hà hơi hương cam quýt hoặc ít nhất một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn hoặc buổi sáng.
Ăn bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên và nhiều gia vị vì kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.
Sử dụng các loại thuốc, kể cả vitamin và khoáng chất theo chỉ định và liều lượng, tránh tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét