Cần chuẩn bị khi trám răng


Trám răng hay hàn răng là giải pháp phục hình răng và cải thiện màu sắc răng nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Bài viết sau đây sẽ rất hữu ích nếu như bạn đang gặp phải trường hợp răng vỡ mẻ, viêm tủy,...


1. Trám răng là gì?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng. Đây là phương pháp thay thế cho mô răng thật bằng các vật liệu nha khoa tương đồng. Mô răng bị mất đi có thể là mô răng bị bệnh lý hoặc bị mất do các nguyên nhân va đập, tai nạn, nhai cắn đồ cứng hoặc dùng lực quá mạnh.Niềng răng mặt trong http://benhvienranghammatsaigon.vn/nieng-rang-mat-trong-gia-bao-nhieu.html kỹ thuật giúp răng đều đẹp vẫn đảm bảo thẩm mỹ khi niềng.

2. Trám thẩm mỹ

Đây là phương pháp trám được áp dụng cho các răng cần tính thẩm mỹ cao như răng cửa. Vật liệu trám được sử dụng thường có màu sắc giống với màu ngà răng và men răng. Hiện nay, với sự ưu việt hóa trong pha chế chất liệu trám, kỹ thuật trám thẩm mỹ đã được áp dụng phổ biến cho tất cả các răng tại các vị trí khác nhau.

Bản chất của kỹ thuật trám thẩm mỹ là sự bù men một cách trực tiếp tự nhiên trên nền răng cũ không cần phải tạo xoang trám rộng thêm ra gióng như phương pháp trám thường. Do đó, trám răng thẩm mỹ không làm mất chất của ngà răng, tránh tổn thương rộng trên các mô răng.

3. Có 2 phương thức trám răng

Tùy vào nhu cầu của bệnh nhân và đặc điểm răng cần trám mà trám răng được tiến hành theo một trong hai phương thức sau đây:

– Trám trực tiếp: Sau quá trình thăm khám tổng quát, việc trám sẽ được tiến hành trực tiếp ngay trên răng cần trám trong một lần hẹn mà không cần phải chờ đợi và tái khám nhiều lần. Phương thức này thường dùng vật liệu trám dẻo như composite, GIC, và hợp kim vàng, amalgam.Niềng răng móm http://benhvienranghammatsaigon.vn/nieng-rang-mom.html kỹ thuật khắc phục răng móm hiệu quả

– Trám gián tiếp: Kỹ thuật này trám răng cần đến ít nhất là 2 lần hẹn. Sau khi được thăm khám, bác sỹ sẽ tạo xoang trám và lấy dấu răng để gửi labo chế tạo miêng trám đúc. Bệnh nhân được hẹn ngày tái khám để lắp miếng trám cố định trên răng. Kỹ thuật này thường được gọi là Inlay/ Onlay và vật liệu được sử dụng là sứ nguyên chất.

 4. Vật liệu trám răng

Các loại chất liệu phổ biến sử dụng cho trám răng có thể kể đến bao gồm:

– Hỗn hợp Amalgam: Hay còn gọi là trám bạc, trám chì vì amalgam có màu gần giống với màu bạc, chì

– GIC: là chất liệu glass inormer cement

– Hơp kim vàng và kim loại quý

– Composite: Là chất liệu thẩm mỹ do có màu gần giống màu răng.

5. Chuẩn bị gì khi trám răng?

Khi trám răng bạn cần chú ý những ghi nhớ sau đây:

– Đánh răng, súc miệng làm sạch răng thật kỹ

– Trong khi trám, nếu thấy khó chịu thì cần báo cho nha sỹ bằng cách ra hiệu bằng tay ngay không nên cố chịu.Niềng răng http://benhvienranghammatsaigon.vn/nieng-rang-tham-my.html là kỹ thuật giúp răng khấp khểnh đều lại hiệu quả.

– Nếu trám thường thì sau trám 2h giờ mới được ăn uống để chất liệu trám có thời gian đông đặc. Nhưng nếu trám có quang trùng hợp hoặc laser thì không phải kiêng ăn nhai.

– Với trám răng có đặt thuốc diệt tủy thì nên đến đúng ngày hẹn của bác sỹ.

– Sau khi trám và trở về nhà, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào phải báo cho bác sỹ và tái khám ngay.

Với những lưu ý về trám răng được chia sẻ ở bài viết trên hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.